Thứ Tư, 13 tháng 1, 2016

Ngày 22/11/2015, tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 27 các nhà lãnh đạo đã ký Tuyên bố Kuala Lumpur 2015 về thành lập Cộng đồng ASEAN vào ngày 31/12/2015

Ngày 22/11/2015, tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 27 các nhà lãnh đạo đã ký Tuyên bố Kuala Lumpur 2015 về thành lập Cộng đồng ASEAN vào ngày 31/12/2015. Sự kiện này chính thức công bố với thế giới về sự hình thành Cộng đồng ASEAN 2015, một thành tựu to lớn của qúa trình liên kết và hội nhập ASEAN trong suốt gần nửa thế kỷ qua. Việt Nam với Cộng đaồng kinh tế ASEAN Việc hình thành Cộng đồng ASEAN, giáo dục nghề nghiệp cũng như nhiều lĩnh vực khác ở Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội thuận lợi để phát triển nhưng đồng thời cũng phải đương đầu với nhiều khó khăn thách thức do quá trình hội nhập trong khu vực mang lại. Do vậy, để phát triển cần phải có những giải pháp để tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức, đưa giáo dục nghề nghiệp Việt Nam hội nhập được với các nước trong khu vực. Hội nhập ASEAN- Cơ hội để phát triển giáo dục nghề nghiệp Mục tiêu tổng quát của Cộng đồng ASEAN là xây dựng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á thành một tổ chức hợp tác liên Chính phủ liên kết sâu rộng hơn và ràng buộc hơn trên cơ sở pháp lý là Hiến chương








ASEAN. Cộng đồng ASEAN được hình thành dựa trên 3 trụ cột là: Cộng đồng Chính trị- An ninh (APSC), Cộng đồng kinh tế (AEC) và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội (ASCC). Hội nhập ASEAN, Việt Nam cần phải có những giải pháp để tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức, đưa giáo dục nghề nghiệp hội nhập được với các nước trong khu vực cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Cộng đồng AEC bao gồm 10 quốc gia với hơn 620 triệu dân, trong đó 300 triệu người tham gia lực lượng lao động. Trong đó, 3 quốc gia có số lao động chiếm tỷ trọng hơn 70% lao động trong ASEAN gồm: Indonesia (40%), Philippines (16%) và Việt Nam (15%). Theo dự báo của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), khi tham gia Cộng đồng ASEAN, số việc làm của Việt Nam sẽ tăng lên 14,5% vào năm 2025. Cộng đồng AEC nhằm mục tiêu tạo ra một thị trường chung duy nhất và cơ sở sản xuất thống nhất, trong đó có sự luân chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động qua đào tạo, từ đó nâng cao tính cạnh tranh và thúc đẩy sự thịnh vượng chung cho cả khu vực, tạo sự hấp dẫn về đầu tư và kinh doanh từ bên ngoài. Theo T.S Nguyễn Hồng Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động, Thương binh Xã hội: Việc lao động qua đào tạo được di chuyển tự do sẽ thông qua các thỏa thuận công nhận lẫn nhau (Mutual Recognition Arrangements – MRAs). Đến nay ASEAN đã có thỏa thuận trong 8 lĩnh vực nghành nghề (tức nghành nghề này được tự do di chuyển) gồm: Dịch vụ kỹ thuật, điều dưỡng, kiến trúc, khảo sát, y khoa, kế toán và du lịch. Cũng theo các thỏa thuận, nhân lực chất lượng cao (các chuyên gia, thợ lành nghề), trong đó nhân lực được đào tạo chuyên môn hoặc có trình độ từ đại học trở lên, thông thạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh được di chuyển tự do hơn.Như vậy, với việc hình thành Cộng đồng ASEAN sẽ có nhiều cơ hội để giáo dục nghề nghiệp Việt Nam phát triển.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét